Nhiều công trình sau khi sơn bị bong tróc dẫn đến hư hại hoặc ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục triệt để vấn đề này, hãy cùng Sơn Quốc Tế Nano HD theo dõi bài viết 04 nguyên nhân tường mới sơn bị bong tróc & cách khắc phục dưới đây.

1. Nguyên nhân tường mới sơn bị bong tróc

1.1. Thi công trên bề mặt tường ẩm ướt

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến sơn bị bong tróc là tường chưa khô hoàn toàn. Hay nối cách khác là do độ ẩm chưa đạt chuẩn.  Khi lớp sơn phủ trên tường ẩm, sơn sẽ khó bám chắc và dễ bong tróc.  Quá trình thi công chưa đạt chuẩn: Độ ẩm trên tường nhà trong quá trình thi công cần đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 16% khi được đo bằng máy đo độ ẩm tường Laserliner. Chất lượng của tường bị xuống cấp: Chất kiềm bên trong xi măng và vôi không được kiềm hóa gây ra tình trạng ăn mòn lớp sơn phủ trên tường. 

 Giải pháp:

Bước 1: Cạo bỏ lớp sơn cũ, vệ sinh tường sạch sẽ.

Bước 2: Xử lý chống thấm bằng các sản phẩm sơn chống thấm hoặc biện pháp chống thấm ngược. 

Bước 3: Tiến hành thi công sơn lại bề mặt tường.

Lưu ý: Trong quá trình thi công, đảm bảo độ ẩm của tường ở mức quy định  để chất lượng sơn tốt nhất.

Độ ẩm cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tường mới sơn bị bong tróc

Độ ẩm cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tường mới sơn bị bong tróc

1.2. Chất lượng sơn không đảm bảo

Sử dụng sơn kém chất lượng là lý do chính khiến lớp sơn không bền, dễ bong tróc. Sơn chất lượng thấp có độ bám dính kém và nhanh phai màu khi tiếp xúc với môi trường. Thành phần sơn kết chất lượng: Các dòng sơn kém chất lượng sẽ có độ bền không cao sau khi thi công. Vì vậy sẽ gặp phải tình trạng bong tróc chỉ sau một thời gian ngắn. Độ bám dính của sơn kém: Liên kết giữa lớp sơn với bề mặt tường sẽ khó duy trì do độ bám dính kém, dẫn đến hư hại. Chất lượng chống thấm không đảm bảo: Sơn có chất lượng chống thấm kém sẽ khiến độ ẩm, nước mưa dễ dàng xâm nhập vào bên trong tường gây ra tình trạng nứt vỡ.

Giải pháp: Thay thế bằng sản phẩm sơn chất lượng: Để đảm bảo chất lượng của lớp sơn cũng như thẩm mỹ của tổng thể công trình, gia chủ nên lựa chọn sơn lại một lớp sơn mới bằng các sản phẩm sơn chất lượng có độ bền tốt hơn.

1.3. Không làm sạch bề mặt trước khi sơn

Bụi bẩn, dầu mỡ hoặc nấm mốc có thể ngăn cản lớp sơn bám chặt vào bề mặt. Nếu không vệ sinh bề mặt kỹ trước khi sơn, lớp sơn sẽ bong tróc nhanh chóng. 

Bề mặt sơn chưa được chuẩn bị kỹ: Nguyên nhân là do thợ sơn có kỹ thuật chưa tốt, chưa vệ sinh kỹ bề mặt tường trước khi sơn. Do đó, lớp sơn sau khi hoàn thiện sẽ có liên kết lỏng lẻo, độ bám dính không tốt dẫn đến bong tróc. Sử dụng bột trét không hiệu quả: Bột trét quá mềm có thể làm toàn bộ phần hạt phấn rã ra, cuối cùng gây bong tróc cho toàn bộ mảng sơn. Bề mặt tường không đảm bảo: Bề mặt tường có nhiều vết nứt nhỏ, nếu không được khắc phục sẽ khiến nước mưa, độ ẩm xâm nhập vào bên trong gây ảnh hưởng tới lớp sơn.

 Giải pháp:

Bước 1: Cạo bỏ đi lớp sơn cũ và vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường. 

Bước 2: Chà bề mặt tường phẳng mịn bằng giấy nhám.

Bước 3: Trét bột lên các vết nứt, khu vực lồi lõm và để cho lớp trét khô lại.

Bước 4: Tiến hành sơn lót 2 lớp, thời gian sơn mỗi lớp cách nhau từ 2 – 3 giờ.

Bước 5: Sơn phủ hoàn thiện 2 lớp, thời gian cách nhau của mỗi lớp sơn là 2 – 3 giờ.

Lưu ý: Với nguyên nhân này, việc sơn lại toàn bộ công trình là bắt buộc. Hãy lựa chọn thời điểm sơn phù hợp, nắng ráo để đạt được hiệu quả sơn tốt nhất.

Bề mặt tường kém chất lượng sẽ khiến quá trình sơn không đạt được hiệu quả

Bề mặt tường kém chất lượng sẽ khiến quá trình sơn không đạt được hiệu quả

1.4. Kỹ thuật thi công sai cách

Kỹ thuật thi công ảnh hưởng lớn đến độ bền và thẩm mỹ của tường. Nguyên nhân có thể do không sử dụng sơn lót: Sơn lót được coi như tấm màng liên kết giúp lớp sơn phủ bám dính lên tường và tăng hiệu quả lên màu. Việc không sử dụng sơn lót trong quá trình thi công rất dễ gây ra tình trạng bong tróc của tường nhà. Màng sơn được thi công quá dày: Việc bong tróc cũng có thể do lớp bột bả bị trét quá dày cũng khiến cho độ bám dính giữa sơn phủ và phần tường xi măng bị giảm.

 Giải pháp: Nếu kỹ thuật sơn sai, tốt nhất gia chủ nên cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ và thực hiện sơn lại toàn bộ bề mặt tường bằng một lớp sơn mới theo hướng dẫn thao tác ở mục 2.

Người thợ sơn cần thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của bề mặt sơn

Người thợ sơn cần thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của bề mặt sơn

2. Cách bảo dưỡng tường sau khi sơn để tránh bong tróc

Bảo dưỡng đúng cách giúp lớp sơn giữ được độ bền và tránh hiện tượng bong tróc. Dưới đây là một số mẹo để duy trì lớp sơn tốt nhất.

–  Hạn chế việc tiếp xúc với nước: Cố gắng hạn chế nước thấm vào tường, đặc biệt là sau khi sơn. Nên sử dụng các vật liệu chống thấm như mái che, tấm che để bảo vệ tường.

–  Vệ sinh định kỳ: Vệ sinh bề mặt tường định kỳ giúp ngăn ngừa bụi bẩn và nấm mốc tích tụ. Việc này không chỉ giữ cho bề mặt tường luôn mới mà còn kéo dài tuổi thọ của lớp sơn.

–  Sử dụng sơn bảo vệ: Các loại sơn bảo vệ hoặc lớp phủ chống tia UV giúp duy trì màu sắc và độ bền của sơn. Sơn bảo vệ còn giúp ngăn ngừa tác động từ thời tiết và môi trường lên lớp sơn chính.

3. Một số lưu ý khi sơn tường để tránh bong tróc

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sơn trên tường bong tróc là do sơ xuất trong quá trình thi công. Vì vậy, gia chủ cần nắm vững những lưu ý dưới đây trước khi tiến hành hoàn thiện ngôi nhà. 

Không sơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt: Thời tiết ẩm ướt làm cho sơn khó khô và dễ bong tróc. Hãy chọn thời điểm khô ráo và tránh sơn vào mùa mưa.

  Không sơn quá dàySơn quá dày làm lớp sơn dễ bong tróc. Bạn nên sơn mỏng và đều để đạt độ bám dính tốt nhất.

Sử dụng cọ và con lăn chất lượng: Dụng cụ sơn kém chất lượng có thể khiến lớp sơn không đều và dễ bong tróc. Hãy đầu tư vào cọ và con lăn tốt để đạt hiệu quả cao.

– Lựa chọn thương hiệu sơn uy tín, phù hợp với không gian sống.

– Quá trình thi công cần được đảm bảo tiến hành theo đúng quy trình, kỹ thuật. 

– Ưu tiên lựa chọn thợ sơn có tay nghề cao, có trách nhiệm để thi công.

– Bề mặt tường trước khi sơn cần được vệ sinh kỹ lưỡng, đảm bảo độ ẩm.

Những lưu ý quan trọng để giữ cho tường không bị bong tróc sau khi sơn

Bài viết trên là 04 nguyên nhân dẫn đến tình trạng tường mới sơn bị bong tróc. Cung với đó là những phương pháp khắc phục. Hy vọng rằng qua đó, bạn sẽ nắm được những kiến thức hữu ích để giữ cho công trình của mình luôn sạch đẹp, vững vàng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sơn chống thấm chất lượng cao, lên màu tốt cho công trình, hãy liên hệ ngay tới  Sơn Quốc Tế Nano HD để được tư vấn hơn 1000 mã màu sơn khác nhau, lên màu đạt chuẩn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0931.624.555